CAO ĐỨC CƯỜNG

Facebook
RSS

GIẢI QUYẾT MÂU THUẨN NƠI CÔNG SỞ

Ý kiến khác nhau trong công việc là điều hết sức bình thường và cần thiết để có những thay đổi, sáng tạo, để giải quyết vấn đề cũng như cải thiện hiệu quả công việc. Nhưng hiểu rõ những tác dụng tích cực của sự khác biệt ý kiến trong công việc không làm cho việc giải quyết những mâu thuẫn dễ dàng hơn.
Mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể làm bạn rất khó chịu, và nếu bạn không biết cách giải quyết, kết quả sẽ là những bất đồng gay gắt và ảnh hưởng đến công việc của cả hai bên. Tin tốt là bạn vẫn có thể tránh những cuộc đấu đá không cần thiết và chuyển từ tình huống tiêu cực sang tích cực, và đem lại kết quả tốt đẹp cho cả hai bên, chỉ cần bạn chịu khó thực hiện những hướng dẫn sau.
Chuẩn bị kỹ
Hãy chuẩn bị cho một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Bạn cần phải biết vai trò của mình, và hãy cố gắng hiểu kỹ hơn đồng nghiệp của mình. Trước khi nói chuyện với họ, bạn hãy "hiểu rõ bản chất thực của mâu thuẫn".Giải quyết mâu thuẫn đúng cách Có ba loại mâu thuẫn thường gặp:
1.    Công việc: bất đồng về công việc đang thực hiện
2.    Mối quan hệ: mâu thuẫn xuất phát từ mối quan hệ giữa bạn và người kia
3.    Quan điểm: hai người có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau
Hiểu rõ điều này có thể giúp bạn có cách bắt đầu câu chuyện rõ ràng hơn. Đầu tiên, hãy nói cho đồng nghiệp của bạn biết bản chất mâu thuẫn hai bên đang gặp phải và hỏi thử anh ấy có thấy vấn đề giống bạn không.
Dù cho tính chất của mâu thuẫn như thế nào, đừng đem cảm xúc cá nhân vào câu chuyện. Mâu thuẫn sẽ dễ dàng được giải quyết bằng những cái nhìn khách quan thay vì cảm xúc cá nhân.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị đủ thời gian cho buổi nói chuyện này để bạn có thể tìm được giải pháp. Hãy nói chuyện trực tiếp, ở một nơi riêng tư nếu có thể, đừng dùng email hay điện thoại chỉ vì bạn cảm thấy ngại, vì email hay điện thoại sẽ hạn chế những hiệu quả của một cuộc trao đổi nghiêm túc.
Xác định mối quan tâm chung
Để bắt đầu một cuộc nói chuyện khó khăn một cách đúng đắn, điều quan trọng là bạn và đồng nghiệp của mình phải xác định những gì cả hai đang có cùng quan điểm. Có thể đó là mục tiêu chung của cả nhóm, hay những quy định cả hai cùng đồng ý. Hãy thử bắt đầu "Cả hai chúng ta đều muốn có một kế hoạch tốt để giúp công ty phát triển lên một nấc mới." hoặc "Chúng ta đã từng có chung quan điểm về quyết định này." Hãy nhớ rằng, đây phải là mục tiêu chung mà cả bạn lẫn người đồng nghiệp kia thật sự quan tâm, chứ không phải là điều bạn cho rằng anh ấy cũng quan tâm. Điều này sẽ cho người kia thấy rằng bạn thật sự muốn điều tốt cho cả hai bên, chứ không phải là bạn chỉ quan tâm đến bản thân bạn.
Hãy biết lắng nghe
Cho dù bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu quan điểm của đồng nghiệp mình, bạn nên lắng nghe những gì anh ấy nói. Bạn có thể đặt những câu hỏi giúp bạn hiểu thêm về cách nhìn nhận vấn đề của anh ấy và xác định rõ hơn liệu bạn đang gặp bất đồng về quan điểm, về trách nhiệm công việc hay về lợi ích mỗi bên. Như vậy, bạn sẽ không phải "đoán xem điều gì xảy ra" mà phải chủ động lắng nghe. Đừng giả vờ nghe mà phải lắng nghe và hiểu những gì anh ấy nói. Lắng nghe một cách chủ động và cởi mở khi đồng nghiệp của bạn giải thích có thể giúp bạn hiểu thêm về những thông tin quan trọng đem lại giải pháp cho bất đồng bạn đang gặp phải. Hoặc bạn có thể giúp anh ấy một vài lời khuyên mà anh ấy đang cần. Một không khí cởi mở, thân thiện sẽ giải quyết vấn đề tích cực hơn.
Về phía bạn, hãy mở lòng để chia sẻ vấn đề của bạn. Đừng chỉ trích hay đổ lỗi cho người khác, hãy cho anh ấy biết mục tiêu của bạn. Nếu anh ấy có những câu hỏi thẳng thắn, hãy cho anh ấy cơ hội để nói hết những gì làm anh ấy hiểu nhầm.
Đưa ra giải pháp
Khi mọi thứ đã được làm rõ, hãy đưa ra giải pháp. Sử dụng những thông tin bạn có được trong buổi nói chuyện đó để đưa ra một giải pháp mới tốt nhất cho cả hai bên. Đừng để trong lòng những ý kiến gây tranh cãi. Nếu đồng nghiệp của bạn không đồng ý với giải pháp bạn đề xuất, hãy cố gắng kéo anh ấy vào quá trình giải quyết vấn đề rốt ráo và có lợi cho cả hai bên.
Nếu tình hình trở nên tệ hơn...
Cho dù bạn đã có chuẩn bị chu đáo, vẫn có khả năng cuộc nói chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn. Những cuộc trao đổi sẽ trở thành cuộc đấu khẩu nếu một trong hai bên đưa vào những cảm xúc cá nhân. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy không khí nóng lên, hãy tìm cách đưa câu chuyện trở về những mối quan tâm chung. Hãy tập trung vào mối quan hệ trong tương lai. Bạn có thể không giải quyết được mâu thuẫn dựa trên những vấn đề của quá khứ, nhưng bàn về những mối quan tâm trong tương lai, bạn
có thể hòa giải bất đồng.
Nếu đồng nghiệp của bạn trở nên quá khích, tốt nhất bạn nên tạm ngưng buổi nói chuyện. Bạn có thể ra khỏi phòng hoặc tạm thời ngưng tranh cãi để quan sát tình hình xung quanh. Cách này sẽ giúp bạn biết cần phải làm gì tiếp theo. Bạn có thể thử thay đổi cách nói chuyện: dùng bảng, dùng giấy để thảo luận, thậm chí có thể đề nghị tiếp tục câu chuyện trong lúc ăn tối. Bạn sẽ tạm thời ngăn sự quá khích của anh ấy, cũng như tránh làm tăng sự mâu thuẫn giữa hai người. Nếu tất cả những cách này đều không hiệu quả, hãy rút lui và tìm một người thứ ba để giải quyết.
Tóm lại, bạn cần phải nhớ:
Điều cần làm:
  • Tập trung vào những mục tiêu chung
  • Hiểu được bản chất của sự bất đồng trước khi nói chuyện
  • Hãy trò chuyện cởi mở để tìm giải pháp
Điều không nên làm:
  • Cho rằng bạn đã hiểu hết quan điểm của đồng nghiệp
  • Cố gắng giải quyết mâu thuẫn bằng email
  • Cố ngăn không cho đồng nghiệp mình nói rõ suy nghĩ của họ
[ Read More ]

ĐẶC SẢN PHAN THIẾT



1. Bánh hỏi lòng heo Phú Long:




2. Bánh Canh:






3. Gỏi Cá :







4. Mỳ Quảng Phan Thiết :







5. Bánh Xèo: 





6. Bánh căn Phan thiết:

.




7. Bánh rế Phan Thiết: 







8. Cá Lồi Xối Mỡ:






9. Bánh quai vạc: 








10. Gỏi ốc giác:







11. Bún bò Phan Thiết:


.





12. Mực tươi nguyên chất:

.



13. Răng mực nướng :





14. Bánh tráng mắm ruốc nướng: 

.





15. Bánh tráng chấm mắm ruốc: Món ăn đặc sản và truyền thống của Phan Thiết, nó gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người dân Phan Thiết.






16. Lẩu cá:
 Ra Phan Thiết mà không thưởng thức món lẩu cá cùng gia đình và bè bạn thì thật là thiếu sót!





17. Bánh mỳ xíu mại: Rất nhiều người thực khách đến với Phan Thiết rất thích món bánh mỳ nhân xíu mại và trứng vịt luộc

.


18. Bánh bèo Phan Thiết:

 .


19.Trứng vịt lộn:





20. Bánh bò Phan Thiết: 




21. Xôi vò bánh chiên
:


.



22. Chả nướng:





23. Chả lụi :


.


24. Nem chả nướng:















25. Cơm gà Phan Thiết:








26. Các món Dông :




27. Cá lóc chiên xù cuốn bánh tráng :







28.Cá bò hòm: 





29. Thanh long 



[ Read More ]

Không bằng cấp vẫn kiếm nhiều tỷ USD !

 

Với những con người này, trường đại học quá “nhỏ” và học vấn đại học dù cần nhưng không đủ để hiện thực hóa tham vọng.
Michael Dell
Chức vụ: Sáng lập viên kiêm CEO của Dell
Giá trị thị trường: 30 tỷ USD
Phần lớn các thanh niên 19 tuổi dành hàng nghìn USD để đi nghỉ xuân hoặc mua ô tô mới, thế nhưng Micheal Dell dành khoảng 1.000USD để sáng lập Dell.
Người sáng lập kiêm CEO của Dell mở rộng công ty của mình với ý tưởng công nghệ sẽ giúp phát huy tiềm năng của con người. Năm 1992, ông trở thành giám đốc điều hành trẻ nhất được vinh danh trong danh sách 500 doanh nhân nổi tiếng nhất của Fortune. Số nhân viên trong công ty của ông từ 1 đã lên tới 100.000 chỉ sau 8 năm.
Hiện nay, công ty cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho các tập đoàn, chính phủ, công ty cung cấp dịch vụ y tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức giáo dục và người dùng máy tính trên toàn thế giới.
Micheal Dell không chỉ sáng lập ra Dell, ông còn đồng sáng lập ra MSD Capital vào năm 1998 và 1 năm sau đó sáng lập ra tổ chức nhân đạo Michael and Susan Dell Foundation.
Mark Zuckerberg
Chức vụ: Sáng lập viên kiêm CEO của Facebook
Giá trị thị trường: 100 tỷ USD (ước tính mới nhất)
Dù Facebook chưa niêm yết cổ phiếu, không thể loại bỏ vị giám đốc điều hành này ra khỏi danh sách những tỷ phú thành công dù bỏ học bởi bạn sử dụng dịch vụ của công ty do anh sáng lập hàng ngày.
Mark Zuckerberg, người sáng lập kiêm CEO của Facebook, đã sớm thể hiện sự quan tâm đến máy tính. Khi còn là một đứa trẻ, anh đã tạo ra những công cụ giao tiếp và trò chơi riêng. Khi học trung học, anh lập ra chương trình nghe nhạc MP3 và nhận được lời mời làm việc của AOL và Microsoft tuy nhiên anh đã từ chối.
Sau khi vào học tại Harvard, Zuckerberg xây dựng chương trình Facemash, trên đó bức ảnh của hàng trăm sinh viên được trưng lên và các bạn cùng trường có thể bỏ phiếu xem ai hấp dẫn nhất.
Khi Zuckerberg trở nên nổi tiếng, hai bạn học cùng của anh tên Cameron và Tyler Winklevoss để nghị anh cùng hợp tác tạo ra một hệ thống mạng xã hội có tên Harvard Connection. Zuckerberg sớm quyết định rời bỏ nhóm này và làm riêng một trang mạng xã hội khác có tên TheFacebook.com. Sau đó anh em nhà Winklevoss liên tục kiện anh ăn cắp ý tưởng.
Zuckerberg đã rời trường Harvard để tập trung xây dựng trang mạng xã hội này và có thể có giá tới 100 tỷ USD nếu Zuckerberg quyết định IPO.
Paul Allen
Chức vụ: Co-Founder, Microsoft
Giá trị thị trường: 226,2 tỷ USD
Paul Allen, người đồng sáng lập ra Microsoft với Bill Gates, cũng là một giám đốc điều hành nổi tiếng chưa bao giờ có bằng đại học.
Apple đã có cảm hứng viết ngôn ngữ lập trình từ khi anh nhìn thấy chiếc máy tính Altair 8800 trên bìa một tạp chí công nghệ phổ biến. Allen biết rằng Gates cũng có quan tâm và khả năng viết ngôn ngữ lập trình cho Altair. Allen đã thuyết phục Gates hợp tác, 2 người này đã cùng phát triển trong kỷ nguyên công nghệ mới.
Hiện nay, Allen đang có danh mục tỷ USD, trong đó bao gồm nhiều công ty công nghệ và truyền thông, ngoài ra còn cả dự án đầu tư bất động sản ở Seattle.
Allen đồng thời sở hữu đội bóng đá Seattle Seahawksm, đội bóng bầu dục Portland Trail Blazers và hiện đang nắm một phần đội bóng Seattle Sounders Football Club.
Allen đã dành khoảng hơn 1 tỷ USD dành cho các chương trình từ thiện và công bố kế hoạch dành phần lớn bất động sản của ông cho các mục đích từ thiện.
Bill Gates
Chức vụ: Đồng sáng lập kiêm chủ tịch Microsoft
Giá trị thị trường: 226,2 tỷ USD
Nhóm doanh nhân nổi tiếng như Mark Zuckerberg và Dustin Moskovitz không phải những doanh nhân sáng lập duy nhất đi học và sau đó rời đại học Harvard.
Bill Gates, sáng lập của Microsoft, vào học tại Harvard năm 1973. Ông đã tạo ra BASIC, ngôn ngữ lập trình cho máy tính trong những năm học đại học.
Năm thứ 2 đại học, Gates rời trường đại học để tập trung vào công ty ông đặt tên Micro-soft với người bạn học Paul Allen.
Dường như việc sáng lập Microsoft với ông không đủ, ông tiếp tục sáng lập Corbis, một trong những kho thông tin lớn nhất thế giới. Ông cũng có chân trong ban điều hành tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett.
Hiện nay, ông giữ chức chủ tịch của Microsoft và đồng thời tư vấn các dự án quan trọng.
Steve Jobs
Chức vụ: Người sáng lập kiêm CEO của Apple
Giá trị thị trường: 362,4 tỷ USD.
Khi còn là sinh viên, Steve Jobs đã quan tâm đến lĩnh vực máy tính.
Năm 12 tuổi, Steve Jobs, sau này là giám đốc điều hành của Apple, gọi điện đến cho Bill Hewlett, người đồng sáng lập ra Hewlett Packard, sau khi tìm thấy số điện thoại của ông này trong một cuốn sổ điện thoại. Cậu bé Steve Jobs nói: “Chào ông, tôi tên Steve Jobs. Tôi 12 tuổi và đang học trung học. Tôi không biết liệu ông có việc gì cho tôi làm không?”
Hewlett cung cấp cho Jobs một số linh kiện và thuê cậu bé làm việc trong dây chuyền tại công ty. Trong thời gian làm việc ở đây, Jobs kết bạn với Stephen Wozniak, một sinh viên bỏ học từ University of California tại Berkley.
Jobs vào học trường Reed College sau khi học xong trung học nhưng sau đó đã bỏ học. Jobs liên lạc lại với Wozniak và 2 người này bỏ việc đang làm để sản xuất máy tính trong gara nhà Jobs.
Có nhiều câu chuyện khác nhau xung quanh xuất xứ của cái tên Apple. Theo câu chuyện nổi tiếng nhất, Jobs đang làm việc trong một vườn táo và anh rất thích loại hoa quả này. Miếng cắn trên quả táo được phát âm gần giống như thuật ngữ máy tính “byte”.
Trong tiểu sử của mình, Jobs nói ông có giá trị hơn 1 triệu USD khi 23 tuổi; 10 triệu USD vào năm 24 tuổi và đến năm 25 có giá 100 triệu USD.
Công việc kinh doanh của Apple phát triển từ trong gara lên công việc kinh doanh mang lại nhiều tỷ USD, hoạt động rộng khắp trên thế giới.
                                                                          THEO NGUỒN CAFEF.VN
[ Read More ]

KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Biết chia sẻ công việc:

Dù bạn là người thông minh và hoạt bát đến đâu thì bạn vẫn có thể mắc sai lầm nếu cứ ôm đồm tất cả mọi việc. Nếu bạn muốn điều hành tốt một doanh nghiệp bạn cần học cách tin tưởng và giao phó công việc cho những người khác.

Biết chia sẻ kinh nghiệm:

Mặc dù nhân viên của bạn phải có những kỹ năng làm việc nhất định, trong công việc luôn có những điều mới mẻ và khó khăn. Là sếp, người nhiều kinh nghiệm bạn cần biết giúp đỡ và chỉ dạy cho nhân viên mỗi khi họ gặp rắc rối.

Tính tự lập cao:

Là chủ một doanh nghiệp vì vậy bạn sẽ không còn ông chủ nào “đi sau” để nhắc nhở bạn về công việc nữa. Ngược lại, bạn cần thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp và tôn trọng mọi quy tắc để nhân viên có thể học hỏi.

Có khả năng làm việc với các con số:

Kinh doanh độc lập đòi hỏi bạn phải biết quản lý mọi thứ. Bạn cần có khả năng kế toán để có thể tóm lược được kế hoạch chi tiêu của công ty như cân đối các khoản chi ra, nguồn thu vào, thuế và một số nguồn khác.

Biết chấp nhận sai lầm:

Bạn dám chấp nhận mỗi khi làm sai và hơn nữa bạn còn rút ra được mỗi bài học sau những kinh nghiệm đó.

Yêu thích công việc:

Điều này không có nghĩa rằng bạn cần phải làm việc rất vất vả để doanh nghiệp có thể thành công. Bạn cần tìm ra yếu tố đam mê nào dẫn bạn đến với việc kinh doanh này. Nó chính là nguồn cảm hứng giúp bạn nỗ lực và không mệt mỏi với công việc

Không dễ dàng từ bỏ:

Bạn có thể phải gặp phải rất nhiều khó khăn khi kinh doanh độc lập và đôi khi nó có thể làm bạn chùn bước. Để tiến được tới nấc thang thành công bạn cần lạc quan khi đối mặt với những thách thức trong công việc.
                                                                                                                                                 theo báo doanh nhân
                                       

[ Read More ]

CHUYỆN VUI !




Hai vợ chồng ngồi nói chuyện. Điện thoại reo, anh chồng (là giám đốc một công ty) bắt máy.

Bên kia giọng bồ nhí:

- Anh đó hả.
Anh chồng bối rối một chút, rồi nảy ra sáng kiến, liền trả lời:
- Alo. Ai đó? À, danh sách khen thưởng nhân viên công ty hả?
- Anh giỡn hoài, có thương em nữa không nè?
- Thứ nhất: NGUYỄN HOÀI THƯƠNG!
- Giờ em đến với anh nghen?
- Thứ hai: LÊ VĂN KẸT
- Hay là... anh qua đây với em đi!
- Thứ ba: ĐỖ VĂN BẬN
- Thế khi nào anh mới đến được?
- Thứ tư: MAI VĂN TỚI
- Lúc mấy giờ hả anh?
- Cuối cùng: NGUYỄN VĂN MƯỜI HAI
Ông giám đốc tắt máy, quay sang vợ:
- Hừ, văn phòng làm ăn bê bối quá! 
                                         NGUỒN : LE ĐINH THAO NHI 
[ Read More ]

SUY NGHĨ VÀ CẦN LÀM GÌ NGAY TỪ HÔM NAY !

Đi tìm một Tình Yêu Công Việc đích thực
(1) Bạn thích gì? (2) Bạn giỏi gì? (3) Xã hội đang cần gì?
Trả lời câu hỏi bạn thích gì, bạn sẽ biết được những đam mê tiềm năng của mình. Nhưng thấy được đam mê thôi vẫn chưa đủ, bạn phải chọn lựa đam mê mà bạn thực sự có đủ năng lực để biến đam mê đó thành nghề. Và chỉ khi công việc đó, nghề nghiệp đó mang lại lợi ích, giá trị cho cộng đồng xã hội thì đó chính là niềm đam mê đích thực.
[ Read More ]

CÁCH SUY NGHI CỦA NGƯỜI GIÀU !

         Bill Gates 

Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai ?
1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”-> Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi
2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”
-> Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.
[ Read More ]